Đầu ra khó khăn khiến giá một số loại nông sản ở ĐBSCL gần đây rớt giá, đặc biệt với mặt hàng mít khi hầu hết thị trường tiêu thụ là Trung Quốc trong bối cảnh nước này hạn chế gắt gao ở cửa khẩu...
Báo Tiền PhongBáo Tiền Phong Có hơn 1.000 cây mít (mít Thái) đang vào đợt thu hoạch, ông Phan Văn Nghĩa (phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) cho biết, giá mít xuống từng ngày.Theo ông Nghĩa, việc ách tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc thời gian qua đã khiến giá mít ở vùng ĐBSCL giảm sâu. Bình quân hiện khoảng 4.000 đồng/kg trở lại (tính chung cho cả mít loại 1, loại 2 và 3)."Cũng không ngờ là còn 4.000 đồng/kg mà phải ngóng thương lái. Giờ có thương lái đến là may rồi, nếu không đành để chín tại vườn thôi" – ông Nghĩa thở dài.Với giá bán như hiện tại, người trồng mít không thể tính đến chuyện lời lãi như những vụ trước. Khó khăn chung là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng giá vật tư phân bón tăng "chóng mặt" trong thời gian qua cũng khiến người dân băn khoăn có nên tiếp tục chăm sóc cho trái vụ sau nữa hay không, bởi chi phí đầu tư phân thuốc quá cao, nếu không đành "treo cây" chờ tín hiệu thị trường...Anh Huỳnh Văn Tư (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết, mít loại 1 tại vườn hiện giảm còn 10.000 đồng/kg, tại vựa là 12.000 đồng/kg; còn mít loại 2 (mít kem lớn) còn 5.000 đồng/kg, mít kem nhỏ còn 3.000 đồng, còn mít bán ở chợ còn 1.000 đồng/kg.Theo anh Tư, cây mít cho thu hoạch nhiều đợt trong năm và giá lên xuống cũng thường xảy ra. Mặc dầu vậy, với giá bán hiện nay thì người trồng mít không mặn mà đầu tư cho lắm...Anh Mai Thanh Hải (thương lái chuyên thu mua trái cây ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) cho rằng, việc xuất khẩu (XK) khó khăn đã khiến giá mít giảm sâu, thu mua 4.000 đồng/kg cũng đã là giá để "giữ mối" với nhà vườn làm ăn lâu dài.Theo anh Hải, hiện cũng không dám thu mua với số lượng lớn vì không có đầu ra. Mặc dù biết phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường xuất khẩu sẽ tiềm ẩn rủi ro, song hiện nay ngoài thị trường Trung Quốc thì việc tìm kiếm các thị trường khác cũng không dễ.
Một khó khăn nữa theo các thương lái là thiếu kho bãi, bảo quản, nếu thu mua nhiều mà không đi được sẽ hư hỏng, nhiều vườn đành để chín trên cây... "Nếu có vốn đầu tư kho chứa thì sẽ mua dự trữ lại, khi thông thương được sẽ bung ra bán, sẽ mua cho bà con được giá nữa. Bây giờ mình không có dụng cụ, không có kho bãi gì, mua về để đó hư thối..." – một thương lái chia sẻ.